-
-
-
Phí vận chuyển: Tính khi thanh toánTổng tiền thanh toán:
-

Đăng bởi : Admin 25/02/2025
GIỚI THIỆU
1. Văn bản học
Trong số 49 kinh điển độc lập tạo thành bộ Kinh Đại bảo tích (Mahāratnakūṭa-sūtra), kinh Rāṣṭrapālaparipṛcchā (viết tắt: RP) là một trong số ít còn thủ bản Sanskrit. Thủ bản Sanskrit hiện tồn sớm nhất được biết là thủ bản bằng mẫu tự Nepal có niên đại năm 1661, do Louis Finot biên tập và được Académie Impériale des Sciences xuất bản lần đầu tại St. Petersburg vào năm 1901 (viết tắt: L. Finot (1901)). Thủ bản này được lưu trữ tại Đại học Cambridge. Hai bản thảo tương tự khác được lưu giữ ở Paris và Tokyo. P. L. Vaidya xuất bản bản hiệu đính mới RP trong Buddhist Sanskrit Texts – No. 17: Mahāyānasūtrasaṃgraha Part I, được biên tập bởi P. L. Vaidya, do The Mathila Institute xuất bản năm 1961, trang 120–164 (viết tắt: P.L. Vaidya (1961)). Bản hiệu đính này kế thừa bản hiệu đính của Finot với một số sửa đổi không đáng kể về chính tả và dấu câu dựa trên thủ bản Paris. Ngoài ra, không dưới bốn bản sao thủ bản có niên đại từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20 đã được tìm thấy từ Dự án Bảo tồn Bản thảo Nepal-Đức. Bắt đầu từ thế kỷ III, kinh RP đã được Hán dịch ít nhất ba lần. Bản dịch sớm nhất còn tồn tại, T. 0170『德光太子經』Đức Quang Thái tử kinh, được dịch bởi Pháp Hộ (法護, 233~310) và hoàn thành vào năm 270. Vào cuối thế kỷ VI, bản Hán dịch lần thứ hai bởi Xà-na-quật-đa (闍那崛多) và Đạt-ma-cấp-đa (達摩笈多) với tựa đề「護國菩薩會」 "Hộ Quốc Bồ-tát hội" trong T. 0310 『大寶積經』Đại bảo tích kinh, quyển thứ 80 và 81, trang 457–478. Cuối cùng, vào năm 994, Thí Hộ (施護) đã Hán dịch lần thứ ba, T. 0321『佛說護國尊者所問大乘經』Phật thuyết Hộ Quốc tôn giả sở vấn Đại thừa kinh.
Vào đầu thế kỷ IX, kinh RP được dịch sư Tây Tạng là Yeshé Dé, phối hợp với các dịch sư Ấn Độ là Jinamitra, Dānaśīla và Munivarman, đã dịch sang tiếng Tây Tạng, bản kinh mang số hiệu Tohoku. 0062 trong Dergé Kangyur, tập 42, gồm 30 folio: 227a–257a (viết tắt: Derge. 0062). Năm 1952, Jacob Ensink đã hiệu đính và so sánh bản này với các phiên bản Lhasa, Narthang và Peking trong nghiên cứu và dịch bản văn Sanskrit của ông ấy.
Bản dịch đầu tiên sang ngôn ngữ phương Tây là bản dịch tiếng Pháp của Louis Finot vào năm 1901, dựa trên bản thảo tiếng Nepal thế kỷ XVII đã đề cập ở trên. Bản dịch của Finot là cơ sở cho bản dịch tiếng Anh của Jacob Ensink vào năm 1952. Bản dịch gần đây nhất là bản dịch tiếng Anh của Daniel Boucher vào năm 2008 (viết tắt: D. Boucher (2008)). Boucher cũng đã thực hiện một nghiên cứu sâu rộng về kinh điển này, dựa trên các bản Hán dịch, Tạng dịch và nguyên điển Sanskrit.
1.2. Bố cục Kinh và tham chiếu số trang trong bản L. Finot (1901)
Chương I. Mở đầu, gồm có 3 phần p. 1 – 33
1. Duyên khởi p. 1 – 7
1.1. Kệ Quy kính p. 1.1–1.5
1.2. Mở đầu p. 1.6 – 2.14
1.3. Bồ-tát đại sĩ Pramodyarāja tán dương đức Phật p. 2.15 – 4.19
1.4. Rāṣṭrapāla vào thành Rājagṛha và ca ngợi đức Phật p. 4.20 – 7
2. Pháp hành của Bồ-tát p. 8 – 21.8
2.1. Câu hỏi của Rāṣṭrapāla p. 8 – 9.14
2.2. Đức Phật trả lời về pháp hành
của Bồ-tát gồm có 12 nhóm 4 pháp. p. 9.15 – 21.8
3. Các câu chuyện tiền thân Bồ-tát p. 21.9 – p. 33
3.1. Các câu chuyện tiền thân Bồ-tát p. 21.9 – 28.16
3.2. Đức Phật nói về sự thoái hóa của Chánh pháp ở đời vị lai. p. 18.17 – 33
Chương II. Chuyện tiền thân Puṇyaraśmi, gồm có 2 phần p. 34 – 60
4. Chuyện tiền thân Puṇyaraśmi p. 34 – 59.12
4.1. Các lỗi lầm của Bồ-tát p. 34 – 36.14
4.2. Chuyện tiền thân Puṇyaraśmi p. 36.15 – 59.12
4.2.1. Duyên khởi p. 36.15 – 39. 7
4.2.2. Puṇyaraśmi có tâm yểm ly thế gian p. 39.8 – 45.16
4.2.3. Puṇyaraśmi gặp Phật Siddhārthabuddhi p. 45.17 – 53
4.2.4. Vua Arciṣmat theo con trai đến
đức Phật Siddhārthabuddhi p. 54 – 56.4
4.2.5. Puṇyaraśmi tu tập trong thời kỳ
của đức Phật Siddhārthabuddhi. p. 56.5 – 57.18
4.2.6. Xác định tiền thân và lời cảnh tỉnh p. 57.19 – 59.12
5. Lưu thông p. 59.13 – 60
1.3. Nội dung tóm tắt
Bản kinh chia thành hai chương. Chương I chủ yếu xoay quanh việc Đức Phật giải đáp các câu hỏi về pháp hành của một vị Bồ-tát của Rāṣṭrapāla ở Rājagṛha trên núi Linh Thứu. Ở Chương II, đức Phật đưa ra minh họa về hành vi mẫu mực bằng sự thuyết giảng về tiền thân Puṇyaraśmi của Ngài. Vào thời của đức Phật Siddhārthabuddhi, con trai của vua Arciṣmat giàu có và ảnh hưởng, thái tử Puṇyaraśmi, đã từ bỏ cuộc sống xa hoa trong dinh thự để cống hiến hết mình cho con đường thực hành Bồ-tát đạo vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Nguồn: svphathocsanskrit
Bình luận (0)
Viết bình luận :