-
-
-
Phí vận chuyển: Tính khi thanh toánTổng tiền thanh toán:
-
Tư Tưởng Hiện Đại (Bùi Giáng)
250.000₫
Mô tả :
Tác giả: Bùi Giáng
Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa Sài Gòn
Số trang: 193
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 2008
Trọng lượng (gr): 210
Bài Tựa nhân kỳ tái bản
(Tư Tưởng Hiện Đại, Sài Gòn 12/74)
Tại trung tâm cơn lốc, có trì ngự cuộc tịch nhiên? Nói cách khác: Trái tim của Cuồng Phong là Tuyết Đậu…
Cũng có thể nói: Thu Sương tịch mịch nằm ở giữa lòng Mùa hạ bão giông. Ấy có nghĩa là: tại trung tâm Bão giông hư vô chủ nghĩa, có trì ngự Thu thiên sương bóng hằng thể lưu tồn (hoặc nói: tồn thể hằng lưu liên miên trì ngự ư hư vô sa mạc đích trung tâm).
Sự huống ấy có nghĩa là gì, sau khi cùng với Heidegger quanh quất đi vào những ngả ba lâm đạo suốt nửa thế kỷ, hoặc một thế kỷ rưỡi, bất thình lình người ta bỗng thấy Sự tình kia thị hiện là:
“Xuân Thu trang điểm tình hình
Nghe đâu tình trạng nhớ tình huống xưa…”
(Thiên Thu mở gió hai hàng
Mở trang mỏnh mảnh con đàng thiên di
Bước chân chớ vội vã gì
Xuân là trì ngự trên kỳ mộng rơi
Con chim mang lá về trời
Rừng ong đổ mật lại đời nhân gian
Tôi về mây gió trong thân
Tìm xuân tình thể chịu phân ly rồi
Đầu khe núi ngủ yên đồi
Liễu ru thành tượng trong lời ra đi)
(Đầu khe
Lá cỏ phai rồi
Đá vang tiếng ngựa
Bên đèo đầu thai).
Thành thử sau muời hai năm ngổn ngang sự tình đi về trong sự huống, bỗng nhiên tồn thể sự hằng chợt nhiên chuyển động quy lai cho Phục Hồi đi về Les Chimères trong Sự trạng: Tân An tái bản lịch trình. Thơ có thể nói lên điều đó như sau:
” Di Thần (Hamlet)
Lá cỏ Ngu Cơ (Cléopãtre)
Nguyên triều tịch mịch ngọn cờ bổ sung
Hoàng hôn cơn mộng tháp tùng
Từng vô duyên gọi bóng nùng diễm qua”.
Was ist Metaphysik nói lên điều đó như sau: (…)Ấy có lẽ cũng không ngoài lời thơ: “Đường ra thiên cổ mười sông” “Vượt đêm bất nhị lên cành hư vô”(Nam Chữ – Hư Vô Ca).
Une Saison en Enfer thì bảo (…)
Và Caligula của Sa mạc mùa hè cũng đi về phảng phất nói thêm (…)
Nhưng còn Les Chimères? Les Chimères Nervaliannes (Gerardiennes) thì lại cắc cớ bảo rằng:
“Ngăn chia ngã rú hang hầm
Bên Hùm rống ngục bên gầm tù Beo”.
Hùm Rống Ngục có thể là Whitman, hoặc Poe hoặc Keats… Gầm Tù Beo có thể là Nietzsche-Whitman-Rimbaud-Poe-Dickinson-Emily-Marilyn-Brigitte-Bùi…)
(Ngã rú hang hầm có thể là là?). Nhưng vì sao ngăn chia? Ngăn chia có nghĩa là gì? Nhưng vì sao ở phía sau Sương bóng ngăn chia vẫn cứ thấy liên miên trì ngự Bóng sương quy lai về quy hợp cứ như âm thầm thấp thoáng như dường?
(Dường như trên nóc bên thềm
Tiếng kiều diễm giây bóng xiêm mơ màng…)
Ấy có thể là. Ấy cũng có thể là là. Vẫn cứ vĩnh viễn tồn lưu mãi mãi là là: Sơ Nguyên – Logos – Phơi mở – Phusis – Song trùng – Aléthéia – Giữa hai vành mù sa – Moira – Sương bóng. Ấy là bờ cõi của Hàng cây sơ thủy đi về cho lá hoa cồn mùi hương rớt hột MoZart – Beethovennien.
Mưa nguồn bảo:
Xa biệt lắm
Mưa nguồn trên mái tóc
Đã mấy lần thổi lạc lệ lưa thưa
Buổi sớm hôm buồn tinh tú ai ngừa
Bàn chân bước với tay buông kể lể
(Giã Từ Đà Lạt)
Sa mạc phát tiết càng gay cấn chịu chơi nối đuôi xúm xít nói thêm rằng Ấy là Lễ Hội Cho Tháng Ba:
“Thì có lẽ bây giờ như lần nữa
Một bài ca sẽ chuyển điệu khôn hàn
Lời gay cấn đâù thai trong vó ngựa
Hồn hóa sinh về núi đá mưa ngàn”.
Do đó? Do đó có câu:
“Hồng tham dự Lục tô bồi một đi đứng ngóng một ngồi nghe ra
Tiền trình vạn lý đầu hoa
Ngờ đâu cuối tuyết còn xa vô cùng”.
Thế thì? Thế thì thì? Thế thì từ đó thể và thì càng có thể dịch di thiên (thiên di vi dịch) sang thì và thể. Từ đó Bài Ca Quần Đảo nối đuôi nói tiếp tục gọi là:
Các em đầu đội vai mang
Tiếng kêu rào rạt Mùa lan sang mùa
Anh đi cây bút vẽ Bùa
Chào em như mộng mị thừa thãi Dâng”
(Ngẫu Nhĩ Bên Đường)
Cũng chính vì chỗ đó, chỗ của cái chốn nơi “thừa thãi dâng” kia của “ư ngu tâm tạ tri thời nhạn ôn trụ sơn hình quải ốc u” – mà kỳ Tái Bản này, Tư Tưởng Hiện Đại ngẫu nhiên được trùng hiện giang hồ trong thể lệ thù thắng tân an của tịch nhiên hồi phục.
Tác giả xin đa tạ. Hy hữu hưu hỹ.
Độc giả nguyên lượng nguyên lượng… để có cơ duyên quy thuộc vào định mệnh sử xanh tồn lưu ư Thế Dạ. Hữu hỹ Hỷ Hưu… Hỷ Hưu? Sao thế? Hoan hỷ Hy Hưu? Ấy bởi vì hẳn nhiên là Cơ Duyên Hy Hữu vốn luống đã đi về với Độc Giả một phen nào tịch mịch quả thật Hy Hữu Ngẫu Nhiên…
---
Mục lục:
Bài tựa thứ nhất
Bài tựa thứ hai
Bài tựa nhân tái bản
Sau hơn mười năm
- Soeren Kierkegaard và cơ sở chủ nghĩa hiện sinh
- Thân phận con người trong triết học Karl Jaspers
- André Malraux
- Martin Heidegger Và hình bóng Nietzsche
- Martin Heidegger và L’anêr Phisolophos
Phụ bản tư tưởng hiện đại
- Nhượng Tống, Lâm Tây Trọng, Nam Hoa kinh
- Trung niên chú dẫn
- Đi về với gió phù du…
"Thanh Minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ hội là Đạp Thanh".
Trong văn học sử cổ kim không có vần thơ nào mênh mông như hai câu thơ đơn giản lơ mơ đó của Nguyễn Du. Nếu chịu nghe rõ lời và tiếng thơ, thì ta phải nhìn nhận rằng hai câu lục bát Việt Nam kia quả là mạch nước ngầm chảy suốt cả cõi bờ triết học Heidegger là triết học bao quát hết tư tưởng hiện đại, triết học thâm thúy nhất của loài người từ khi người mở mắt ngó hương màu thiên nhiên và hoang mang vào hội, vào lễ.