TỨ PHẦN LUẬT, bộ 3 cuốn (Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh dịch Việt, Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ hiệu chính và chú thích) - Bản in 2020

Giá

:

1.200.000₫

Mô tả :
Đang cập nhật ...

THÍCH TÂM NHÃN: "Thời cận đại, nếu kể đến thế hệ thứ nhất truyền thừa luật Tứ phần có Hòa thượng Đôn Hậu (1905-1922), Hòa thượng có biên soạn Cách thức sám hối các tội, luật Tứ phần tỳ-kheo-ni… Thế hệ thứ hai là Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909-1984), những tác phẩm Hòa thượng trước tác và chủ biên: Luật tỳ-kheo – Tứ phần hiệp chú (1991) 2 tập, Yết-ma yếu chỉ, Nghi thức quy giới, Nghi thức truyền giới và bố-tát… (thế hệ này kể thêm, ngoài Bắc có Sư Cụ Bình Minh, trong Nam có Trưởng lão Thiện Hòa, Trưởng lão Hành Trụ). Thế hệ thứ ba là Hòa thượng Thích Đỗng Minh (1927-2005), do công trạng của Hòa thượng hoằng truyền và biên dịch luật học nhiều nhất nên mọi người xưng tụng là Tuyên luật sư. Hòa thượng dịch luật Tứ phần, Ngũ phần, Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da, …; trước tác Nghi thức truyền giới, “Tỳ-ni, sa-si, oai nghi cảnh sách văn vần”… Thế hệ thứ tư là Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (1943-), ngài là người có công chấn hưng, truyền dạy luật học trước tình hình giềng mối Tăng-già rạn nứt trong xã hội đương thời. Ngài đã trùng biên, hiệu đính lại những bộ luật mà quý Hòa thượng dịch thuật trước đó như Tứ phần, Ngũ phần, Tứ phần hiệp chú, Yết-ma yếu chỉ… Và dịch thêm những phần Skandhaka (Kiền-độ) của Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ, như An cư sự, Xuất gia sự… Trước tác Du-già bồ-tát giới…

Đến đây chúng ta có thể kết luận, Hòa thượng Trí Thủ có công hoằng truyền tông luật Tứ phần của Pháp tạng bộ thời cận đại, Hòa thượng Đỗng Minh là người đầu tiên truyền dịch luật Ngũ phần của Hóa địa bộ, xem như dấu chân truyền giáo của hai bộ phái này có mặt tại Việt Nam, những người đệ tử cũng như học trò tiếp nối biên tập truyền dạy thì sự kế thừa đó sẽ tiếp diễn đến mai sau. Ví như sự tiếp nối của Hòa thượng Tuệ Sỹ, rồi hậu bối sẽ có người tiếp theo."

---

Năm 2022, Tứ Phần Luật chính thức được biên tập và ấn hành trong Đại Tạng Kinh Việt Nam.

---

Bản giới thiệu ở đây là ấn bản năm 2020, thực hiện bởi Ban phiên dịch Pháp tạng PGVN & Nxb Hồng Đức, gồm 3 cuốn (Tập 1,2 & Tổng mục lục).