SÁCH MỚI - Đường Về Núi Cũ Chùa Xưa (Thích Phước An) - Bản mới 2024

Giá

:

121.500₫

135.000₫

-10%
Mô tả :

- Giá sách hỗ trợ cho SV-HS: 95.000đ/cuốn (có thẻ SV-HS), đăng ký tại nhà báo Ngân Hà.

- Giấy Ivory fort kem của Nhật & bìa tốt để lưu thời gian lâu, hạn chế ố vàng. Giá sách tiết chế (135k/ cuốn) để nhiều bạn đọc có sách.

- Tác giả: HT. THÍCH PHƯỚC AN
- Idea: Bay Xa
- Tranh: Lê Thiết Cương
- Trình bày: Trần Công Khanh

Lời Thưa
Trước khi vào sách

Thích Phước An

Trong tác phẩm Khơi Mạch Nguồn Thơ Thi Sĩ Seamus Heaney, người Ái Nhĩ Lan được giải thưởng Nobel văn chương vào năm 1995, Phạm Công Thiện đã viết một câu đầy xúc động:

“Con người chỉ biết lắng nghe, khi con người nghe được tiếng nói thì thầm của tổ tiên mình đồng vọng từ bao nhiêu ngàn năm, từ suối nguồn cao cho đến cơn gió vèo, qua rặng lau sậy dưới bãi biển chiều nay. Chiều hôm nay là tất cả những chiều trên mặt đất…”.

Phạm Công Thiện mà gần hết cuộc đời đều lang bạt kì hồ ở xứ người và quan trọng hơn nữa là trên 40 tác phẩm còn để lại (cả dịch lẫn sáng tác) hầu hết đều viết về các nhà thơ, nhà văn cùng các triết gia Tây phương. Bởi vậy cho nên, câu vừa trích dẫn trên đáng được để chúng ta suy nghĩ.

Tôi khởi sự viết tập sách này vào những năm cuối thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Trong những năm tháng như dài lê thê ấy, tôi chỉ còn biết an ủi duy nhất là “lắng nghe tiếng nói thì thầm của tổ tiên mình vọng lại từ bao nhiêu nghìn năm”.

Nhưng thông điệp mà tổ tiên đã để lại chúng ta là gì? Theo tôi, chỉ có 3 điều giản dị như sau:

Thứ nhất là, hãy yêu quê hương đất nước, mà trước tiên là phải thấy được cái đẹp vô cùng đơn sơ mộc mạc của cánh đồng lúa xanh, của đàn cò trắng, của những đứa trẻ mục đồng lùa trâu về chuồng, trên những con đường làng yên ả trong bóng chiều tà. Như bài thơ Ngắm Cảnh Chiều Tà Trên Phủ Thiên Trường (Thiên Trường Vãn Vọng) của Trần Nhân Tông:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lý quy ngưu tận

Bạch lộ song song phi hạ điền

Thôn trước thôn sau, đều mờ mờ như khói phủ

Bên bòng chiều (cảnh vật), nửa như có nửa như không

Trong tiếng sáo, mục đồng lùa trâu về hết

Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng

Thứ hai là, đừng tìm kiếm cái đẹp ở đâu xa, mà phải tìm kiếm cái đẹp trong những sự vật tầm thường, nhỏ nhoi chung quanh ta. Như Nguyễn Trãi đã chợt ngộ đạo lý Bát Nhã của Phật Giáo trong một lần đi dạo trên con đường làng bỗng thấy một bông hoa dâm bụt (mộc cẩn) nở rộ bên bờ rào cạnh bờ ao:

Ánh nước hoa in một đóa hồng

Vết nhơ chẳng bén Bụt là lòng

Chiều mai hoa nở chiều hôm rụng

Sự lạ cho hay tuyệt sắc không

(Hoa Mộc Cẩn)

Và sau cùng, phải biết khát khao những chân trời của tự do, mà muốn đến được chân trời ấy thì chúng ta phải chấp nhận lên thác xuống ghềnh. Vì chỉ trong tự do thì chúng ta mới khám phá ra được mọi vẻ đẹp của cuộc đời. Như Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhà thơ và nhà tư tưởng lớn nhất của đời Trần ở thế kỷ thứ XIII đã sử dụng ngôn ngữ của thi ca để gửi gắm tâm sự ấy trong bài thơ có nhan đề Vui Thích Giang Hồ (Giang Hồ Tự Thích):

Tiểu đĩnh trường giang đãng dạng phù

Du dương trạo bát quá than đầu

Nhất thanh hà xứ tân lai nhạn

Trắc giác thu phong biến thập châu

Sông dài thuyền nhỏ nổi lênh đênh

Cất mái chèo qua đoạn thác ghềnh

Một tiếng nhạn trời đâu vắng đến

Gió thu như đã dậy mênh mông

(Đào Phương Bình dịch)

Nói tóm lại, yêu quê hương đất nước, yêu cái đẹp và khát khao tự do là những chủ đề được nhắc đi nhắc lại trong tập sách này.

Trong lần tái bản này, người viết có thêm ba bài về Thiền Sư Chân Nguyên, một Thiền Sư chẳng những quan trọng đối với văn học và tư tưởng của Phật Giáo mà còn quan trọng với cả văn học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ thứ XVII nữa.

Sau cùng, xin các vị thức giả và bạn đọc thứ lỗi những thiếu sót và sai lầm mà chắc chắn phải có trong tập sách này, dù người viết đã cố gắng hết sức mình.

Nha Trang, Mùa xuân Bính Thân,
Thích Phước An.

***

Lời thưa của người làm sách

Thưa tất cả các ông bà, các bác, các dì, cô, chú, anh, chị, bạn bè, con, em, cháu

Tôi chỉ xin nói vài lời:

Thứ nhất, xin cầu nguyện cho tất cả mọi người trên quê hương đất nước tôi được bình an vượt qua mọi giông bão trong trời đất và cả bên trong mỗi con người đã và đang xảy đến mau chóng hồi sinh tâm trí thiện lương.

Thứ hai, tôi vô cùng biết ơn Hòa Thượng Thích Phước An đã viết cuốn sách này và cho phép tôi xuất bản liên tục nay đã lần thứ Tư, chứng tỏ sức sống của một tác phẩm đã đi vào lòng người, dù sớm hay muộn, cũng đã góp phần đánh thức lương tri và tình yêu thương yêu quê hương, đất nước tươi đẹp của chúng ta. Điều mà bất kỳ một người con nước Việt nào cũng đã in sâu tận đáy lòng.

Thứ Ba, tôi chỉ muốn nói lời cảm ơn đến tất cả, những người đã đọc sách, đang đọc sách, sẽ đọc sách và trao truyền lại cho con cháu mình tình yêu thiêng liêng này từ tiếng nước Việt mình, giản dị, trong sáng của một vị chân sư đã sống cả cuộc đời ẩn cư trên ngọn đồi nhưng với tấm lòng khôn nguôi trăn trở với quê hương.

***

Tác giả Thích Phước An sinh ngày 1 tháng 12 năm 1949 tại xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định, Việt Nam.

Hiện tác giả Thích Phước An đang sống trên đỉnh đồi cao Trại Thủy (thành phố Nha Trang) với hồn thơ “Tự thán” của bậc anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi:

Chắc chi thiên hạ đời nay
mà đem non nước làm rầy chiêm bao

Các tác phẩm đã in:

Đức Phật Trên Cõi Phù Du – tái bản lần 3 năm 2022
Đường về núi cũ chùa xưa- Tái bản lần 4 năm 2024
Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng – Xuất bản lần 1 năm 2020

MỤC LỤC

  • Trần Thái Tông và cuộc lên đường tìm kiếm một quê hương vĩnh cửu
  • Tuệ Trung Thượng Sĩ kẻ rong chơi giữa sống và chết Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông
  • Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu
  • Trần Quang Triều người gìn giữ ngôi chùa tâm linh của quê hương
  • Ngày Xuân đọc thơ Trần Minh Tông và suy nghĩ về sự ân hận của một Hoàng đế Phật tử
  • Từ Nguyễn Trãi đến Ngô Thì Nhậm và con đường đi lên đỉnh núi Yên Tử
  • Nhà thơ của "Am mây trắng" thế kỷ XVI có bài bác Phật giáo hay không?
  • Núi Hồng Lĩnh nơi nuôi dưỡng lòng từ bi của thi hào Nguyễn Du
  • Toàn Nhật thiền sư với những nẻo đường cát bụi của quê hương
  • Toàn Nhật thiền sư người muốn đưa tinh thần Phật giáo đời nhà Trần xuống cho triều đại Tây Sơn
  • Bonze Huyen Quang and the Silent Path of Autumn

Sản phẩm liên quan